Luật đá penalty là những quy định xung quanh vấn đề thực hiện, trình tự diễn ra, cách tính thắng thua,…Tuy nhiên những luật lệ này không phải quá phổ biến nên không nhiều người xem nắm rõ. Do đó hãy cùng đến với bài viết phân tích sau để hiểu toàn bộ nội dung về luật thực hiện.
Luật đá penalty là gì?
Luật đá penalty là một nội dung quan trọng trong bóng đá xoay quanh vấn đề về cách thức thực hiện một tình huống phạt đền. Cự ly của một quả penalty sẽ là 11m từ vị trí đặt bóng tính đến vạch vôi cầu môi.
Trong một trận đấu, nếu đội phòng thủ phạm lỗi đối phương trong khu vực 16m50 thì đội tấn công sẽ được hưởng quả đá phạt đền. Ngoài ra nếu đôi bên hòa trong thời gian thi đấu chính thức và cần phân định thắng thua thì lúc này loạt penalty hay còn gọi là loạt luân lưu sẽ được diễn ra.
Trong nội dung về luật có quy định rõ, ngoại trừ cầu thủ thực hiện thì mọi cá nhân khác đều sẽ phải đứng ngoài vòng 16m50. Thêm vào đó, người sút quả penalty chỉ được thực hiện một chạm duy nhất trong tư thế đối mặt 1vs1 với thủ môn đội bạn. Thế nên để sút thành công thì cầu thủ không chỉ có kỹ thuật cao mà cần có cả tâm lý vững chắc.
Chi tiết luật đá penalty
Bên dưới chuyên mục thể thao sau đây, chúng ta sẽ cùng đi sâu nghiên cứu về những quy định mới nhất về cách thức diễn ra 1 quả đá phạt đền:
Quy định cơ bản
Một tình huống diễn ra quả phạt đền sẽ phải đặt bóng đúng ngay tại tâm vòng tròn 11m. Đội tấn công được quyền thảo luận và chọn ra người được thực hiện. Khi đó ngoại trừ cầu thủ sút thì toàn bộ những đồng đội và kể cả đối thủ đều phải ra ngoài vòng 16m50.
Theo luật quy định mới nhất, khoảng cách tối thiểu giữa họ và chấm đá phạt đền sẽ phải đạt tối thiểu 9m15. Nếu đứng sai thì có thể bị nhắc nhở hoặc phạt thẻ cảnh cáo nếu vi phạm nhiều lần.
Về phía thủ môn, luật đá penalty quy định thủ môn sẽ phải đứng dưới vạch vôi cầu môn khi cầu thủ thực hiện cú dứt điểm. Đặc biệt người gác đền phải giữ vị trí và không được dâng lên quá cao. Thêm vào đó, bởi sự xuất sắc của riêng cá nhân Emilano Martinez nên FIFA còn ban hành bộ luật cấm thủ môn “nhảy nhót” trước khi đối thủ thực hiện pha dứt điểm.
Cách tính thắng thua
Để tính thắng thua trong một quả đá 11m, FIFA chia ra làm 2 trường hợp như sau:
Đối với tình huống penalty trong trận
Nếu pha đá phạt đền được diễn ra trong trận đấu, cầu thủ đưa được bóng vào lưới thành công sẽ được tính là một bàn thắng. Trường hợp thủ môn cản phá nhưng vẫn đá bồi được thành bàn thì vẫn sẽ tính một pha lập công vào bảng tỷ số. Tuy nhiên nếu người thực hiện sút trúng xà ngang/cột dọc thì sẽ không thể đá bồi lần 2 mà phải một đồng đội khác sút bồi ghi bàn thì pha lập công mới được ghi nhận.
Đối với penalty trong loạt luân lưu
Luật đá penalty trong loạt luân lưu chỉ ra rõ cầu thủ chỉ được thực hiện một quả đá quyết định. Nếu bị cản phá, trúng xà ngang/cột dọc hoặc bất kỳ trường hợp nào mà bóng không vào lưới thì sẽ không ghi nhận là một bàn thắng. Về phía thủ môn, họ có quyền chạm bóng 1 lần, 2 lần hoặc n lần bất kỳ để cản phá cú dứt điểm của đối thủ nếu bóng chưa qua vạch vôi.
Trường hợp hy hữu, nếu thủ môn đã cản phá thành công, bóng bay lên không trung sau đó tiếp đất từ từ lăn vào lưới thì cũng sẽ được công nhận là một bàn thắng. Đây là tình huống hiếm nhưng đã từng xảy ra ở một số giải đấu bán chuyên hay kể cả chuyên nghiệp. Do đó khi đã cản thành công thì người gác đề phải canh thời điểm ôm lại bóng để phòng tránh rủi ro.
Luật đá penalty thực hiện lại
Trong luật penalty có quy định rõ, ở nhiều tình huống khác nhau thì quả 11m hoàn toàn có thể được thực hiện lại. Cụ thể:
Thủ môn di chuyển trước
Như quy định trước đó có đề cập, nếu người gác đền chạy lên trước khi cầu thủ thực hiện cú dứt điểm, pha bóng sẽ không được công nhận nếu họ cản phá thành công. Tuy nhiên trường hợp thủ môn phạm lỗi trên nhưng bóng vẫn được đưa vào lưới thì đó sẽ là một bàn thắng cho đội tấn công thực hiện.
Cầu thủ vi phạm quy tắc
Trước khi cầu thủ tấn công thực hiện quả đá 11m nhưng có những tình huống xô xát, ẩu đã diễn ra, trọng tài có thể tạm thời cho dừng màn so tài để xử phạt. Tuy nhiên nếu trường hợp hy hữu lỗi xảy ra trong lúc người thực hiện cú sút đã đưa ra pha dứt điểm thì sẽ xảy ra trường hợp sau:
- Nếu lỗi thuộc về đội tấn công và người thực hiện ghi bàn, pha bóng sẽ không công nhận. Ngược lại nếu lỗi của đội bóng đá penalty và người sút đã sút hỏng thì trận đấu sẽ được tiếp tục và mất đi quả phạt đền.
- Nếu lỗi thuộc về đội phòng thủ và người thực hiện ghi bàn, bàn thắng vẫn sẽ được tính. Mặt khác nếu lỗi tấn công và người sut đưa bóng vào lưới thì quả phạt đền cần phải thực hiện lại.
Lời kết
Bạn đọc vừa cùng hubet xem qua bài viết tổng hợp đủ nội dung về luật đá penalty. Cảm ơn sự quan tâm từ các bạn và đừng quên theo dõi trang để không bỏ lỡ các bài viết sắp tới.